Rắn hổ mang bạch tạng cực hiếm xuất hiện ở khu dân cư sau cơn mưa lớn

Rắn hổ mang là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới. Nó thường có màu đen với các mảng sáng màu. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe nói về một con rắn hổ mang màu trắng chưa?

Những người dân địa phương đã phát hiện con rắn hổ mang màu trắng đang trườn trên lối vào nhà ở khu dân cư tại thành phố Coimbatore, bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Con rắn dài khoảng 1,5 mét, là rắn hổ mang bạch tạng, cực hiếm thấy trong tự nhiên.

Các chuyên gia từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã (WNCT) đã đến hiện trường và đưa con rắn ra khỏi khu vực dân cư, thả trong khu rừng ở Anaikatti. Con rắn xuất hiện sau đợt mưa bão nghiêm trọng trong khu vực, theo Livescience.

“Bắt rắn một cách an toàn là rất quan trọng vì loài này là có nọc độc cao. Nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Điều quan trọng là phải xử lý rắn một cách cẩn thận và thành thạo. Vì bất kỳ sai lầm nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, đại diện WNCT cho biết.

Bạch tạng là một tình trạng di truyền ngăn cản động vật sản xuất sắc tố melanin, sắc tố tạo màu cho da, lông, lông vũ hoặc vảy. Động vật bạch tạng thiếu sắc tố trong mống mắt, do vậy, mắt của chúng có màu hồng nhạt hoặc đỏ nhạt. Trong một số trường hợp, động vật bạch tạng bị giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn, da rất dễ bị cháy nắng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có từ 81.000 đến 138.000 ca tử vong xảy ra ở Ấn Độ mỗi năm do bị rắn cắn.

Trước đó, một con rắn hổ mang bạch tạng được phát hiện trốn trong nhà máy xay lúa ở Sironcha, quận Gadchiroli, bang Maharashtra. Chuyên gia bắt rắn tên là Naeem Shaikh đã được gọi đến giải cứu.

Anh cho biết số vụ rắn xuất hiện ở các thành phố tăng lên do môi trường sống tự nhiên của chúng đang ngày càng bị thu hẹp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*